top of page

SINH VIÊN KHOA HỌC MÁY TÍNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỌC HIỂU BẢN NHẠC VÀ NÂNG TONE

Bài báo khoa học chủ đề Music Sheet Understanding and Tone Transposition (tạm dịch: Đọc hiểu bản nhạc và nâng tone) của nhóm các bạn sinh viên năm 3 và năm 4 ngành khoa học máy tính (CSE) đã thành công được chọn để đăng cho hội nghị khoa học vào tháng 12/2021 vừa qua. Cùng nghe bạn Trương Minh Khoa (CSE2018) kể lại về quá trình viết bài của bạn và nhóm để có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động nghiên cứu sinh viên tại VGU.

Đề tài của bài nghiên cứu này của chúng em là về vấn đề nâng tone một bản nhạc. Máy tính sẽ nhận diện nốt nhạc và xuất ra file đã nâng tone. Ý tưởng này xuất phát khi trong một buổi trò chuyện với ba em - một nhạc sĩ hòa âm, ba em cho rằng các bạn mới chơi nhạc tuy rất nhiệt nhưng khả năng nhìn bản nhạc chưa được nhanh và nhạy. Việc đọc một bản nhạc  đã là một vấn đề không hề dễ, nhưng khi chơi trong môi trường âm nhạc, đôi khi họ phải dịch tone. Dịch tone là một quá trình khi ca sĩ không hát theo tone của bản nhạc, họ có thể hát cao hoặc thấp hơn vì 1 số lí do nào đó, bởi vậy người chơi nhạc phải nhìn nốt nhạc trong bản nhạc, dịch nốt nhạc theo tone của ca sĩ trong đầu và đánh lên.

Em là Khoa Truong (CSE2018) là người lên ý tưởng và các bước để hoàn thành dự án, tạo ra các thuật toán ban đầu giúp xử lý bản nhạc, nhận diện các nốt và thuật toán nâng tone. Minh Đinh (CS2019) là người đã xử lý các thuật toán rất quan trọng cho bản nhạc như: xóa line khuông nhạc giúp nhận diện note tốt hơn, gom các nốt lại để thành một nhịp và cố vấn em trong phần nâng tone. Triết Huỳnh (CS2019), giúp nhóm rất nhiều cho phần viết paper. Cụ thể là em và Minh Đinh viết bản thô về các thuật toán và gửi cho Triết để viết lại trong paper. Cuối cùng là anh Khoa Nguyễn được thầy Vinh (giảng viên ngành CSE)  giới thiệu cho nhóm khi nhóm đang nộp báo cho hội nghị. Anh Khoa giúp tụi em rất nhiều cho phần chỉnh sửa paper để nộp các hội nghị.

Trong thời gian giãn cách, sản phẩm của tụi em đang trong quá trình hoàn thành demo, nên có rất nhiều thuật toán tụi em trao đổi qua google meet để bàn. Bên cạnh những điều mới mẻ mà việc họp online mang lại như mọi người biết chuẩn bị slide, hay code để mang tới trình bày, không chỉ nói miệng như họp trực tiếp là những khó khăn về mặt thời gian do thời gian học/ giải trí của các bạn khác nhau, thời điểm nóng nhất trong dự án thì tụi em cũng chỉ họp 2 lần một tuần, mỗi lần tầm nửa tiếng. Theo tụi em nghĩ, phần gửi đăng kết quả có lẽ là phần khó khăn nhất. Có thể do cách viết báo của tụi em còn non nớt và sơ sài nên nhiều hội nghị đã từ chối, nhưng đến cuối cùng cũng có hội nghị tiếp nhận do tụi em đã chỉnh sửa và thay đổi thêm về nội dung của paper để phù hợp hơn. Các hội nghị tụi em đã nộp đều được thầy Vinh giới thiệu và hướng dẫn tận tình.


Project này mang lại cho các thành viên rất nhiều thứ. Minh Đinh muốn học reinforcement learning để hỗ trợ ba em ấy trong lĩnh vực kiến trúc, Triết cũng muốn theo học reinforcement và anh Khoa thì chuyên về xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Bản thân em thì muốn phát triển thêm về dự án này, nhưng có thể do tính học thuật của dự án này không nhiều, nên thầy Vinh có khuyên em nên tập trung học và nghiên cứu các chủ đề cao siêu hơn.


Em cảm nhận thấy có vẻ hoạt động nghiên cứu khoa học của trường mình chưa được mạnh lắm, ít nhất là với ngành tụi em (CSE) và các bạn học cùng năm (CSE2018) với em. Hi vọng trong tương lai hoạt động nghiên cứu ở trường mình sẽ phát triển mạnh hơn nữa.

Fri Mar 25 2022 02:30:00 GMT+0000 (Coordinated Universal Time)

VGU MSR

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024

Đối tác mới của VGU: Đại học Khoa học Ứng dụng Neu-Ulm

TÀI NGUYÊN NHẬN THỨC - YẾU TỐ ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC

TRẢI NGHIỆM TẠI ĐỨC CỦA BẠN NGUYỄN PHAN HUYỀN NHẠN - SINH VIÊN TRAO ĐỔI NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÍ QUYẾT SẢN XUẤT CỦA TOYOTA TRONG NHỮNG NĂM ĐẠI DỊCH COVID-19

bottom of page