top of page

Digital Twin City: Tương lai đô thị hiện đại

Vào năm 2017, để quy hoạch, điều hành và phát triển thành phố thông minh một số quốc gia đề xuất mô hình “Digital Twin City”, nhằm giải quyết các thách thức của đô thị hiện đại như nhà ở, nâng cấp hạ tầng, phát triển hệ thống liên kết giao thông vận tải, đảm bảo an sinh và an ninh xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và duy trì nguồn năng lượng ổn định cho mọi hoạt động đô thị

Mô hình Digital Twin City hoạt động dựa trên sự ứng dụng và tích hợp của công nghệ thiết lập bản sao số (digital twin) đã được phát triển và ứng dụng gần 20 năm trong các lĩnh vực công nghiệp và hàng không vũ trụ. Digital Twin City sẽ số hóa và tạo một bản sao thực tế ảo của cả một thành phố thật.


Mô hình “Digital Twin City” đã được triển khai tại các siêu đô thị và thành phố lớn trên thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc việc triển khai “Digital Twin” đã đạt được bước tiến mạnh mẽ với các thành tựu như sau:


Thành phố Bắc Kinh

Thành phố Bắc Kinh đã thành công trong việc thiết lập một “Bộ não thành phố” tại Quận Hải Điện với hệ thống mạng lưới cảm biến, một nền tảng đám mây tập trung thông minh, hai trung tâm dữ liệu lớn và AI. Dựa trên các thuật toán hiện đại được tích hợp, “Bộ Não” đã có thể phân tích, dự đoán và xử lý với độ chính xác trên 95% tình huống cần điều tiết giao thông và định dạng các phương tiện vi phạm luật lệ giao thông đường bộ.


Thành phố Trùng Khánh

Là một trong những đô thị trung tâm tại vùng Tây Nam Trung Quốc, chính quyền thành phố đã xây dựng nền tảng số nhằm giám sát thông minh trong lĩnh vực xây dựng. Các nhà chức trách thông qua nền tảng có thể giám sát tất cả các quy trình kỹ thuật xây dựng qua đó đưa ra các lời khuyên hoặc hướng dẫn ngay lập tức cho các nhà thầu. Với giới công nghiệp xây dựng, phần mềm hỗ trợ đắc lực về chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật, giảm thiểu thời gian đăng ký các giấy phép cần thiết ngoài ra nền tảng còn cung cấp các bản vẽ, thông số kỹ thuật và các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước và quốc tế vật liệu xây dựng.


Thành phố Tân Cương

Thành phố Tân Cương đã ứng dụng công nghệ Digital Twin tong việc quản lý và điều hành Cảng Nội Địa Quốc Tế Tân Cương. Bằng mạng lưới cảm biến IoT và máy tính phân tán, hệ thống Digital Twin đã thành công trong việc tối ưu các không gian tập kết hàng hóa và hệ thống trung chuyển qua đó giảm thiểu chi phí vận tải và năng lượng. Đồng thời, hệ thống Digital Twin còn chịu trách nhiệm điều khiển các cần cẩu tự động và tự điều hướng các phương tiện thông minh khác.


Thành phố Thiên Tân

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của công dân trong 15 phút, hệ thống Digital Twin của Khu đô thị mới Tân Hải thuộc thành phố Thiên Tân đã thành công trong việc thiết lập cả chính quyền ảo nhằm xử lý yêu cầu của người dân thông qua mạng lưới dữ liệu phức tạp. Với tỉ lệ xử lý thành công 100% và được đánh giá mức độ hài lòng tích cực đến 94.5%, hệ thống Digital Twin Tân Hải đã góp phần đảm bảo mọi mặt về an sinh xã hội trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.


Việt Nam

Trong hơn 5 năm vừa qua đã có hơn 54/63 tỉnh, thành phố địa phương và trực thuộc Trung ương tại Việt Nam đã và đang triển khai các dự án thành phố thông minh dựa trên công nghệ Digital Twin. Điển hình là dự án BRG - Sumitomo tại Hà Nội với vốn đầu tư 4.2 tỉ USD nhằm tạo mạng lưới thông minh liên kết năng lượng, giao thông, giáo dục và hành chính đô thị dự kiến hoàn thiện vào 2028. Ngoài ra, các thành phố lớn cũng đã triển khai các dự án thành phố thông minh như Ecopark Smart City Hưng Yên, Dragon Smart City tại Đà Nẵng, Thủ Thiêm Eco Smart City tại Tp.HCM, TP Mới tại Bình Dương.


Thực tế cho thấy vẫn cần nhiều thời gian & thách thức để một thành phố có thể được số hóa hoàn toàn. Đặc biệt, ngoài công nghệ thì thách thức lớn nhất khi áp dụng mô hình Digital Twin City là con người: đào tạo và tuyển dụng các  chuyên gia có chuyên môn và được đào tạo chuyên nghiệp.


Nhận thức được vấn đề trên, tại Việt Nam, nhiều chương trình đào tạo được triển khai với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhân lực có năng lực quy hoạch, phát triển và quản lí các đô thị thông minh cấp vùng, cấp thành phố, cấp khu đô thị và cấp dự án. Trong số đó phải kể đến chương trình thạc sĩ Phát triển Đô thị Bền vững (SUD) được triển khai bởi trường ĐH Việt Đức (VGU). 


Chương trình đào tạo được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do Đại học Kĩ thuật Darmstadt thiết kế, với các giảng viên giàu kinh nghiệm tại Việt Nam và CHLB Đức. Đồng thời, chương trình có sự kết nối chặt chẽ với các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế đang hoạt động trong lĩnh vực phát triển đô thị. Chương trình đã nhận được chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo quốc tế do Tổ chức Kiểm định và Đảm bảo chất lượng Thụy Sĩ AAQ (Swiss Agency for Accreditation and Quality Assurance).



Tue Jul 19 2022 01:00:00 GMT+0000 (Coordinated Universal Time)

VGU MSR

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024

Đối tác mới của VGU: Đại học Khoa học Ứng dụng Neu-Ulm

TÀI NGUYÊN NHẬN THỨC - YẾU TỐ ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC

TRẢI NGHIỆM TẠI ĐỨC CỦA BẠN NGUYỄN PHAN HUYỀN NHẠN - SINH VIÊN TRAO ĐỔI NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÍ QUYẾT SẢN XUẤT CỦA TOYOTA TRONG NHỮNG NĂM ĐẠI DỊCH COVID-19

bottom of page