top of page

An ninh mạng toàn cầu 2022: Viễn cảnh phát triển

The European Data Strategy, trong một báo cáo về "Giá trị của nền kinh tế dữ liệu và dự báo đến năm 2025" dự đoán toàn cầu sẽ có xấp xỉ 40 tỷ thiết bị thông minh cá nhân được sử dụng với hơn 100 tỷ kết nối. Các công nghệ thông minh sẽ phủ sóng ở mọi ngành: 85% ứng dụng doanh nghiệp sẽ được chuyển vào công nghệ đám mây vào năm 2025 và ứng dụng AI sẽ đạt 86%. Tuy nhiên, chính sự tăng trưởng của các thiết bị điện tử kết hợp với ứng dụng thông minh, đã kéo theo các vụ việc xâm phạm không gian số với chi phí khắc phục ở mức kỷ lục trong 17 năm gần đây.

Năm vừa qua, ước tính 4.24 triệu USD đã được chi để khắc phục các hậu quả gây ra trong các vụ việc xâm phạm an ninh số. Ngoài các ảnh hưởng về kinh tế, trung bình một doanh nghiệp cần phải sử dụng hơn 280 ngày để điều tra và xử lý các lỗ hổng an ninh trên hệ thống. Theo dự đoán, mục tiêu của tội phạm số nhắm đến là các lĩnh vực vô cùng quan trọng của một quốc gia trong đó 5 thứ hạng đầu là y tế, tài chính, công nghệ, năng lượng và dịch vụ với  hình thức tấn công vô cùng  tinh vi và nguy hiểm hơn trước. Các chuyên gia an ninh mạng hàng đầu đã nhận định 3 loại hình xâm phạm an ninh thường được áp dụng nhất hiện nay đó là tấn công cơ sở hạ tầng, đánh cắp danh tính và ransomware.

Để tăng cường an ninh thông tin tại các tổ chức hiện nay, các chuyên gia hàng đầu về trên thế giới đã đưa ra 3 giải pháp như sau:

  1. Áp dụng công nghệ tự động hóa và AI trong công nghệ bảo mật:

Với các tổ chức áp dụng hệ thống tự động hóa và AI hoàn toàn, doanh nghiệp có thể giảm đến 84.4% chi phí khắc phục so với các tổ chức không áp dụng hoặc chỉ áp dụng một phần. Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, con số này dự tính sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm kế tiếp.

  1. Áp dụng mô hình bảo mật “Zero Trust”:

Từ khi được triển khai từ năm 2010, “Zero Trust” đã được nhiều tổ chức quan tâm và áp dụng. Theo ước tính, chi phí một doanh nghiệp phải chi trả cho việc xử lý các lỗ hổng an ninh thông tin thấp hơn 42.3% so với các tổ chức hoặc công ty không áp dụng.

  1. Đầu tư vào con người:

Dù với công nghệ tiên tiến hay mô hình hiện đại như thế nào, con người vẫn là yếu tố trung tâm quyết định sự an toàn thông tin cho một tổ chức. 63% chuyên gia đồng ý cần phải tăng cường đào tạo các chuyên gia trong an ninh thông tin. 47% nhân sự cần được đào tạo thường xuyên để được cập nhật những công nghệ mới nhất.

Nắm bắt được nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành an ninh thông tin tại Việt Nam và trên thế giới, trường ĐH Việt Đức (VGU) hợp tác với Đại học Khoa học Ứng dụng Darmstadt, CHLB Đức - một trong những thành viên của tổ chức nghiên cứu về an ninh thông tin lớn nhất tại Châu Âu - “ATHENE” triển khai đào tạo chương trình Thạc sĩ An ninh thông tin (ITS) tại Việt Nam. Chương trình tập trung vào đào tạo và chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm thực tế về bảo mật phần mềm & phần cứng trên không gian số và các thiết bị thông minh cho thế hệ kỹ sư, chuyên gia IT & an ninh thông tin tương lai. Hiện tại, chương trình ITS đã đạt được chuẩn kiểm định ACQUIN của Châu Âu và đang được tuyển sinh từ năm 2022 tại VGU.

Tìm hiểu rõ hơn về chương trình ITS  TẠI ĐÂY hoặc Website: https://www.thacsi.vgu.edu.vn/its

Tư vấn qua điện thoại (Hotline/Zalo): 0988 629 705

#VGU #anninhthongtin #itsecurity #computerscience #thacsi #master

Fri Jun 24 2022 03:00:00 GMT+0000 (Coordinated Universal Time)

VGU MSR

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024

Đối tác mới của VGU: Đại học Khoa học Ứng dụng Neu-Ulm

TÀI NGUYÊN NHẬN THỨC - YẾU TỐ ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC

TRẢI NGHIỆM TẠI ĐỨC CỦA BẠN NGUYỄN PHAN HUYỀN NHẠN - SINH VIÊN TRAO ĐỔI NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÍ QUYẾT SẢN XUẤT CỦA TOYOTA TRONG NHỮNG NĂM ĐẠI DỊCH COVID-19

bottom of page