top of page

FEA/CAE - Kỹ sư tiên phong của các dự án kỹ thuật phức tạp

Để giữ vững tăng trưởng và cạnh tranh toàn cầu, các công ty và tập đoàn tại các nước phát triển luôn phải duy trì sự đổi mới sáng tạo bằng cách tung ra thị trường các sản phẩm mới kết hợp cải tiến liên tục các sản phẩm đang hiện hữu. Để thực hiện được điều trên, Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D), nơi tập hợp những kỹ sư tinh hoa và tài năng nhất, đóng vai trò trung tâm. Trong bộ phận R&D, các kỹ sư FEA/ CAE sẽ “lĩnh ấn tiên phong” trong những dự án phát triển, cải tiến các sản phẩm phức tạp.

FEA viết tắt của cụm từ “Finite Element Analysis - Phân Tích Phần Tử Hữu Hạn”. Đây là một nhánh kỹ thuật kết hợp toán học cao cấp nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý tác động lên một bộ phận hoặc vật thể ảo. FEA là phương pháp có ứng dụng vô cùng rộng và quan trọng trong việc thiết kế từ các máy bay, tàu vũ trụ, xe hơi đến việc thiết kế các mũi khoan tiên tiến tại các dàn khoan dầu. Trước khi chế tạo Prototype - mẫu thử đầu tiên, các kỹ sư FEA sẽ tiến hành mô phỏng tác động vật lý trong môi trường hoạt động của sản phẩm nhằm tìm ra thiết kế tối ưu nhất. Ngoài ra, áp dụng FEA cũng sẽ hỗ trợ giảm chi phí chế tạo ban đầu. FEA có thể được xem như một công cụ, hoặc một lĩnh vực của CAE - Computer Aided Engineer (Kỹ Thuật Hỗ Trợ bằng Máy Tính). Kỹ sư CAE sử dụng sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm máy tính hỗ trợ đế xử lý những mô phỏng phức tạp cho các bài toán, vấn đề kỹ thuật liên ngành. 


CAE được dùng để mô phỏng hệ thống kỹ thuật cơ điện tử, chuyển động các khớp robot, hoặc dự báo các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra với các kịch bản tác động tự nhiên hay nhân tạo. Lĩnh vực sản xuất, kinh tế cũng có những ứng dụng CAE trong việc dự báo tác động của giá thành, nguyên liệu và sự biến động thị trường. Với tính chất quan trọng và bao quát trong các dự án kĩ thuật, các kỹ sư FEA/ CAE đều có mặt tại những tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới như Apple, Airbus, Boeing, Daimler v.v... hoặc các phòng thí nghiệm khoa học danh tiếng như Bell Lab - Mỹ, Phòng thí nghiệm tên lửa đẩy (JPL) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ NASA v.v... và kể cả lĩnh vực công nghiệp quốc phòng như hãng Dassault Pháp, Lockheed Martin Mĩ, Hyundai Heavy Industries Hàn Quốc. Công nghệ FEA/ CAE hiện đại còn được tăng cường sức mạnh và độ chuẩn xác trong mô phỏng với sự tích hợp công nghệ Dữ Liệu Lớn (Big Data) và Máy Học (Machine Learning).


Tại Việt Nam, với sự chuyển dịch nền công nghiệp từ gia công, sản xuất sang nghiên cứu, chế tạo, và thậm chí việc vận hànnh một phần bộ phận R&D từ các tập đoàn kỹ thuật hàng đầu sang Việt Nam dẫn đến nhu cầu càng ngày càng tăng kĩ sư FEA/ CAE. Nhận biết được nhu cầu nhân lực kỹ sư FEA/ CAE nói riêng và nhu cầu phát triển khoa học - kỹ thuật mô phỏng nói chung, trường Đại học Việt Đức đã vận hành chương trình thạc sĩ Kỹ thuật tính toán và Mô phỏng trên máy tính với sự phối hợp đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế với Đại học Ruhr Bochum, CHLB Đức. Học viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật tính toán và Mô phỏng trên máy tính hiện đảm nhiệm các vị trí kỹ sư mô phỏng, kỹ sư FEA/ CAE tại các công ty chuyên về mô phỏng tại Việt Nam và một số lượng học viên trở thành Nghiên Cứu Sinh tại các trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Châu Âu và các nước phát triển khác.


Tìm hiểu chương trình học thạc sĩ ngành Kỹ thuật tính toán và Mô phỏng trên máy tính tại đây:

https://vgu.edu.vn/vi/study-programs/master/compeng/program-structure

Liên hệ tư vấn (Hotline/Zalo): 0988 629 705 hoặc

Website: https://www.thacsi.vgu.edu.vn/com

#VGU #cae #fea #computationalengineer #thacsi #master

Fri Jul 02 2021 03:00:00 GMT+0000 (Coordinated Universal Time)

VGU MSR

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024

Đối tác mới của VGU: Đại học Khoa học Ứng dụng Neu-Ulm

TÀI NGUYÊN NHẬN THỨC - YẾU TỐ ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC

TRẢI NGHIỆM TẠI ĐỨC CỦA BẠN NGUYỄN PHAN HUYỀN NHẠN - SINH VIÊN TRAO ĐỔI NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÍ QUYẾT SẢN XUẤT CỦA TOYOTA TRONG NHỮNG NĂM ĐẠI DỊCH COVID-19

bottom of page